Cao ủy phụ trách Thương mại của Liên minh châu Âu (EU), bà Cecilia Malmström ngày 25.6 viết trên Twitter: “Thỏa thuận #EUtrade với Việt Nam đã sẵn sàng được ký kết!”.

Nội dung chính
1. Ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA) khi nào có hiệu lực
- Ngày 30.6.2019, bà Cecilia sẽ cùng Bộ trưởng Kinh doanh – Thương Mại Romania ông Stefan-Radu Oprea bay qua Hà Nội ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA)
- Theo quy trình, sau đó sẽ chuyển về Quốc hội các nước thành viên EU thông qua và Hội đồng châu Âu duyệt lần chót
- Đồng thời, thỏa thuận bảo hộ đầu tư cũng còn phải chờ từng nước trong liên minh EU thông qua
- Nên có thể phải 2020 mới xong
2. Cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm ra quốc tế!
- Như vậy với hiệp định thương mại tự do với liên minh châu Âu EVFTA
- Cùng với hiệp định xuyên Thái Bình Dương CPTPP
- Và quan hệ thương mại với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Nam
- Bắt đầu bước vào giai đoạn hợp tác làm ăn thương mại tự do vô cùng thuận lợi với 41 quốc gia
- EU loại bỏ thuế đối với hàng nghìn mặt hàng có nguồn gốc từ Việt Nam
- Sau khi hiệp định được ký kết, môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện
- Chúng ta đã đứng cùng 1 sân với thế giới – cạnh tranh công bằng – hy sinh nhiều thứ – dẹp bỏ những điều vô lý tồn tại
3. EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam chúng ta được lợi gì?
- Khi có hiệu lực sẽ miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và toàn bộ 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu
- 99% hàng xuất khẩu của VN sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay sau khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau một lộ trình ngắn
- Nghĩa là, doanh nghiệp mua máy móc châu Âu, Đức, Pháp… sẽ được giảm thuế
- Hàng hóa Việt Nam vì thế mà cũng xuất sang châu Âu nhiều hơn, đời sống người lao động cũng nâng lên
- Đầu tư từ châu Âu, hứa hẹn mang theo công nghệ kỹ thuật hiện đại vào Việt Nam, vì thế cũng sẽ tăng trưởng đột phá

Kết luận
- Tuy nhiên mọi chuyện lại không đơn thuần một chiều như thế bởi những thuận lợi
- Đồng ý thỏa thuận thay đổi quyền lợi có ích cho người lao động, công đoàn, hành chính, luật doanh nghiệp sao cho tương đồng với chính sách của họ.
- Đi kèm với nhiều thách thức mà Việt Nam cần phải giải quyết ngay ở những ngành thế mạnh như dệt may, thủy sản
- Đó là cải thiện quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng để đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về nhập khẩu vào thị trường EU
- Đặc biệt là cần có những hệ thống làm sạch không khí, bụi… trước khi cho ra môi trường sống
Bài viết liên quan:
- Môi trường trong các hiệp định thương mại tự do – FTAs
- Hiệp định thương mại tự do EVFTA – Yêu cầu về môi trường sản xuất
- Đánh giá mối liên hệ tiềm ẩn giữa ô nhiễm bụi (PM) và Độ phát tán covid-10 ở Ý
- Tác hại tiếng ồn không chỉ cho thính giác – Gây tổn hại cho não
- Mối liên hệ giữa chất lượng không khí và năng suất lao động