Chúng ta hằng ngày trong công việc, duy chuyển luôn phải tiếp xúc tiếng ồn trong giao thông và sản xuất.
Tùy theo mỗi công việc. Mỗi người sẽ hưởng đủ những âm thanh, tiếng ồn khác nhau, với những loại tiếng ồn cường độ mạnh liên tục cực kì nguy hiểm cho sức khỏe.
Tiếng ồn gây những căn bệnh rất thầm lặng: Tai, não, tinh thần…

canh-bao-nguy-hiem-tieng-on
Tiếng ồn cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe

1. Tiếng ồn là gì?

  • Âm thanh là dao động sóng của môi trường đàn hồi gây ra bởi dao động của các vật thể
  • Không gian trong đó lan truyền sóng âm gọi là trường âm
  • Là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số
  • Con người thu nhận được các kích thích âm thanh qua các cơ quan thính giác
  • Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào tính chất vật lý chủ yếu do mức ồn quyết định.

Mức cho phép của tiếng ồn (TCVN 3985-1999, TCVN 5964-1995 và QĐ 3733/2002/QĐ-BYT) Xem ở cuối bài viết

Tiếng ồn đi vào tai

2. Các đặc trưng vật lý quan trọng nhất của âm thanh là

  • Vận tốc âm
  • Áp suất âm
  • Cường độ âm và phổ âm thanh
  • Một số ví dụ:
    – Tiếng ồn cơ học do chuyển động của các bộ phận máy.
    – Sự va chạm như quá trình rèn, dập, tán.
    – Khí động do hơi chuyển động với tốc độ cao: Tiếng động cơ phản lực, tiếng máy nén hút khí…
    – Tiếng nổ hoặc xung khi động cơ đốt trong Diesel làm việc.

#1. Tai người nghe được băng tần:

  •  Hạ âm có tần số dưới 20 Hz (tai người không nghe được)
  • Âm tai người nghe được có tần số 20 Hz đến 16 kHz
  • Siêu âm có tần số trên 20 kHz (tai người không nghe được )
Thiết bị đo tác hại của tiếng ồn

3. Tác hại của tiếng ồn

  • Tiếng ồn lớn và nhiều, gây kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn nhịp tim
  • Bệnh cao huyết áp cũng bị ảnh hưởng của tiếng ồn
  • Tiếng ồn làm rối loạn chức năng bình thường của dạ dày, ảnh hưởng tới co bóp của dạ dày
  • Tiếng ồn che lấp các tín hiệu âm thanh, giảm sự tập trung, giảm năng suất lao động
  • Sự thay đổi trong cơ quan thính giác phát triển muộn hơn
  • Nếu tác động kéo dài các hiện tượng mỏi mệt thính giác không có khả năng phục hồi
  • => Tần số cao gây khó chịu hơn tần số thấp
dau-hieu-benh-dau-tai
Đấu hiệu nhận biết

4. Dấu hiệu nhận biết:

  1. Giai đoạn đầu có cảm giác đau đầu, ù tai, đôi khi chóng mặt và buồn nôn.
  2. Sau đó xuất hiện nặng tai.
  3. Màng nhĩ đầy lên và dây thần kinh thính giác biến đổi.
  4. Trung tâm thính giác dưới não điều hòa dinh dưỡng của tai rối loạn.
thiet-bi-bao-ve-tai
Thiết bị nút nhét tai – Bảo vệ

5. Các biện pháp kiểm soát tiếng ồn

#1. Biện pháp phòng hộ cá nhân

  • Với mỗi công việc, lĩnh vực khác nhau mỗi người lại phải tiếp xúc với các loại tiếng ồn khác nhau
  • Các phương tiện bảo hộ người lao động có thể sử dụng như: nút bịt tai chống ồn, bao tai, các loại mũ chống ồn,…
  • Mức âm liên tục không được vượt quá 85dB trong suốt 8 tiếng làm việc
  • Áp dụng các biện pháp quy hoạch, xây dựng chống tiếng ồn; bố trí khoảng cách, trồng cây xanh, hướng gió thịnh hành
  • Áp dụng các biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn: Hiện đại hoá thiết bị và hoàn thiện các quy trình công nghệ, sử dụng kỹ thuật tự động hoá, điều khiển từ xa
  • Tuân thủ các quy định bảo dưỡng định kỳ thiết bị máy móc công nghệ
  •  Cách ly, bao kín các nguồn ồn bằng vật liệu kết cấu hút âm, cách âm phù hợp
  • Sử dụng các kết cấu, tấm, ống, buồng tiêu âm hiệu quả
  • Bố trí hợp lý thời gian làm việc ở các phân xưởng có nguồn ồn và hạn chế số lượng người lao động tiếp xúc với tiếng ồn

#2. Biện pháp kỹ thuật

  • Chủ yếu bởi được thực hiện các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp
  • Với biện pháp này, doanh nghiệp sẽ giảm tiếng ồn ngay từ nguồn gốc phát sinh như máy móc, trang thiết
  • Khi  lựa máy móc nên chọn máy chạy êm, ít phát ra tiếng ồn: phòng phun bi đạt tiêu chuẩn tiếng ồn
  • các thiết bị đã cũ, phát ra tiếng ồn quá lớn: cân nhắc thay mới hoặc đưa ra các biện pháp sửa chữa
  • Thiết lập khu vực cách ly tiếng ồn: tránh ảnh hưởng đến hiệu suất của người lao động
  • Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn và hư hỏng
  • Đo lường mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn đến người lao động
  • Tuy tốn kém chi phí nhưng sẽ giảm tiếng ồn trong nhà máy và nâng cao hiệu quả trong sản xuất của doanh nghiệp

# 3.Biện pháp y tế

  • Tuyển dụng nhân viên cần lưu ý về bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần kinh
  • Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kì cho nhân viên làm việc với tiếng ồn nhiều
  • Chế độ chính sách nghĩ ngơi hợp lý
  • Nâng cao kiến thức cách bảo vệ tránh tiếng ồn

Kết luận:

Doanh nghiệp cũng không thể nào ngăn chặn tiếng ồn một cách tuyệt đối, ít nhiều tiếng ồn này đều ảnh hưởng đến những người lao động.

  • Tiếng ồn trong sản xuất là vấn đề vô cùng quan trọng, mà các nhà quản lý, chính phủ và người lao động cần quan tâm
  • Môi trường làm việc của bạn chỉ thực sự an toàn chỉ khi tiếng ồn nằm trong mức độ cho phép.
  • So với ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn trong sản xuất ngày càng được nhiều người chú ý và quan tâm hơn.
  • Bởi lẽ ô nhiễm tiếng ồn nguy hiểm không kém gì ô nhiễm môi trường, nó ảnh đến sức khỏe, tinh thần của người làm việc.
  • Từ bây giờ chú ý hơn và tìm cho mình những cách phòng tránh để tiếng ồn
  • Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong sản xuất, luật pháp đã đưa ra các quy định về tiếng ồn trong sản xuất.

#1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.

Thời gian tiếp xúc với tiếng ồnGiới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) – dBA
8 giờ85
4 giờ88
2 giờ91
1 giờ94
30 phút97
15 phút100
7 phút103
3 phút106
2 phút109
1 phút112
30 giây

115

#2. Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực

Mức áp âm (dBA)Hiệu suất giảm ồn của trang bị bảo vệ thính lực (dBA)
<9010-13
Từ 90 đến <9514-17
Từ 95 đến <10018-21
Từ 100 đến <10522-25
Từ 105 đến <110≥ 26

#3. Quy định về quản lý

  1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.
  3. Nếu tiếng ồn nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.

 

Bài viết liên quan: