Bạn làm việc nơi có nhiều tiếng ồn, phải tiếp xúc chúng trong thời gian dài.

Cơ thể có cảm giác khó chịu, mệt mỏi thường xuyên, cảm giác tai không còn nhanh nữa.

Bạn nên đọc bài viết sau đây, để hiểu thêm nguyên nhân của Tiếng ồn tại nơi làm việc.

Sóng âm thanh
Sóng âm thanh

Tiếng ồn là gì?

  • Là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số, không có nhịp, gay làm cho con người cảm giác khó chịu.
  • Âm thanh là dao động sóng của môi trường đàn hồi gây ra bởi dao động của các vật thể
  • Không gian trong âm thanh dao động đó lan truyền sóng âm gọi là: trường âm
  • Âm thanh được nghe có tần số từ 16 Hz đến 20 Hz.
  • Những Sóng âm con người không nghe thấy
    1. Hạ âm: < 16 Hz 
    2. Siêu âm: v> 20 Hz
    3. Ngoại siêu âm: v> 1 GHz
  • Các đặc trưng vật lý của âm thanh là:
    1. Vận tốc âm.
    2. Áp suất âm.
    3. Cường độ âm và phổ âm thanh.
  • Các đặc trưng cho cảm giác nghe:
    1. Âm lượng.
    2. Độ cao.
    3. Âm sắc.
  • Vận tốc lan truyền sóng âm ở nhiệt độ 0oC/ [m/S]
    1. Không khí: 330[m/S]
    2. Nước: 1440[m/S]
    3. Thép,nhôm,thủy tinh: 5000[m/S]
    4. Đồng: 3500[m/S]
    5. Cao su: 45 – 50[m/S]

Nhận biết các loại tiếng ồn

  • Tiếng ồn có thể dùng mức ồn tổng cộng đo trên máy đo tiếng ồn theo thang A gọi là “mức âm theo dBA“.
  • Bản phân loại tiếng ồn:
Bảng phân loại Tiếng ôn
Bảng phân loại Tiếng ồn

Ảnh hưởng của tiếng ồn đến với chúng ta

  • Cường độ tiếng ồn lớn hơn 70dB thì không còn nghe tiếng đối thoại.
  • Cường độ tiếng ồn tối thiểu có thể gây tác hại thính giác con người phụ thuộc vào tần số tiếng ồn
  • Tiếng ồn gây ra một số bệnh sau:
    1. Mệt mỏi thính lực, đau tai.
    2. Loét dạ dày, tăng huyết áp, hay cáu gắt.
    3. Mất trạng thái cân bằng, giật mình mất ngủ, ngủ chập chờn.
    4. Giảm sức lao động sáng tạo, giảm sự nhạy cảm.
    5. Đầu óc mất tập trung, rối loạn cơ bắp,…
  • Tiếng ồn có thể gây ra tai nạn lao động
    1. Gây điếc nghề nghiệp, đặc điểm là điếc không phục hồi được
    2. Điếc không đối xứng, và không tự tiến triển khi công nhân thôi tiếp xúc với tiếng ồn.
    3. Nếu tiếp xúc lâu dài gây suy nhược cơ thể, hạn chế lưu thông máu , tai ù,…
    4. => Giảm khả năng lao động và sự tập trung chú ý, từ đó là nguyên nhân gây tai nạn lao động.

Kết luận

  • Cần những biện pháp thay thế các linh kiện cũ kĩ, gây nhiều tiếng ồn gây hại cho công nhân
  • Thường xuyên sử các thiết bị kiểm tra độ ồn đạt chuẩn phù hợp theo quy định nhà nước sở tại
  • Tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên, giúp sản phẩm chúng ta chất lượng, môi trường âm thanh được bảo vệ

 

Bài viết liên quan: