EVFTA Ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam – Có hiệu lực khi nào

Cao ủy phụ trách Thương mại của Liên minh châu Âu (EU), bà Cecilia Malmström ngày 25.6 viết trên Twitter: “Thỏa thuận #EUtrade với Việt Nam đã sẵn sàng được ký kết!”.

Ký hiệp định EVFTA -Nguồn: Facebook

1. Ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA) khi nào có hiệu lực

  • Ngày 30.6.2019, bà Cecilia sẽ cùng Bộ trưởng Kinh doanh – Thương Mại Romania ông Stefan-Radu Oprea bay qua Hà Nội ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA)
  • Theo quy trình, sau đó sẽ chuyển về Quốc hội các nước thành viên EU thông qua và Hội đồng châu Âu duyệt lần chót
  • Đồng thời, thỏa thuận bảo hộ đầu tư cũng còn phải chờ từng nước trong liên minh EU thông qua
  • Nên có thể phải 2020 mới xong

2. Cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm ra quốc tế!

  • Như vậy với hiệp định thương mại tự do với liên minh châu Âu EVFTA
  • Cùng với hiệp định xuyên Thái Bình Dương CPTPP
  • Và quan hệ thương mại với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Nam
  • Bắt đầu bước vào giai đoạn hợp tác làm ăn thương mại tự do vô cùng thuận lợi với 41 quốc gia
  • EU loại bỏ thuế đối với hàng nghìn mặt hàng có nguồn gốc từ Việt Nam
  • Sau khi hiệp định được ký kết, môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện
  • Chúng ta đã đứng cùng 1 sân với thế giới – cạnh tranh công bằng – hy sinh nhiều thứ – dẹp bỏ những điều vô lý tồn tại

3. EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam chúng ta được lợi gì?

  • Khi có hiệu lực sẽ miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và toàn bộ 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu
  • 99% hàng xuất khẩu của VN sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay sau khi hiệp định có hiệu lực hoặc sau một lộ trình ngắn
  • Nghĩa là, doanh nghiệp mua máy móc châu Âu, Đức, Pháp… sẽ được giảm thuế
  • Hàng hóa Việt Nam vì thế mà cũng xuất sang châu Âu nhiều hơn, đời sống người lao động cũng nâng lên
  • Đầu tư từ châu Âu, hứa hẹn mang theo công nghệ kỹ thuật hiện đại vào Việt Nam, vì thế cũng sẽ tăng trưởng đột phá
Khi hiệp định được ký kết – Doanh nghiệp cần chuẩn bị

Kết luận

  • Tuy nhiên mọi chuyện lại không đơn thuần một chiều như thế bởi những thuận lợi
  • Đồng ý thỏa thuận thay đổi quyền lợi có ích cho người lao động, công đoàn, hành chính, luật doanh nghiệp sao cho tương đồng với chính sách của họ.
  • Đi kèm với nhiều thách thức mà Việt Nam cần phải giải quyết ngay ở những ngành thế mạnh như dệt may, thủy sản
  • Đó là cải thiện quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng để đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về nhập khẩu vào thị trường EU
  • Đặc biệt là cần có những hệ thống làm sạch không khí, bụi… trước khi cho ra môi trường sống

 

Bài viết liên quan: