Phòng chống dịch cúm giúp hạn chế lây lan bệnh trong các khu công nghiệp và cộng đồng, chúng ta cần chủ động thực hiện, nhận thức và bảo vệ sức khỏe trước những dịch cúm, thông qua các biện pháp sau đây:

Hình ảnh về một số loại Viruss Hô Hấp
Hình ảnh về một số loại Virus Hô Hấp

Cúm mùa là gì?

  • Cúm (mùa) là bệnh nhiễm Virut cấp tính đường hô hấp
  • Các biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho thường nặng và kéo dài.
  • Viêm đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản)
  • viêm nhiễm ngoài hô hấp như: viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim
  • Thường Kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy)
  • Bệnh diễn biến nhẹ và tự khỏi trong 1 tuần nếu không có biến chứng
  • Cúm mùa là bệnh lây qua đường hô hấp vì vậy khả năng lây lan rất cao, đặc biệt ở những nơi đông người
  • Có khả năng lây lan trước khi phát bệnh và kéo dài tới 5 ngày, nên không biết trước để cách ly

Các biến chứng của bệnh cúm

  • Như: viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, tim mạch, …
  • Gây ra các cơn hen kịch phát phải điều trị dài ngày, tốn kém hoặc dẫn tới tử vong
  • Người có bệnh mạn tính như tim mạch, hen suyễn, tiểu đường, tỷ lệ biến chứng càng cao
  • Có khả năng gây tử vong cao cho: người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người mắc bệnh mạn tính

Ảnh hưởng đến năng suất lao động

  • Tổn thất về ngày lao động và kinh phí điều trị do mắc cúm là rất lớn vì số người mắc quá cao trong một vụ dịch cúm
  • Một bệnh nhân cúm cần ít nhất mất 3-4 ngày nằm điều trị và sau đó cần khoảng 2 tuần để hồi phục sức khỏe.

Cúm lây đường nào?

  • Lây nhiễm rất cao do lây qua đường hô hấp
  • Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người: Hắc hơi, bắt tay
  • Gián tiếp như sờ tay nắm cửa, vòi nước bị nhiễm vi rút cúm
  • Những nơi có cộng đồng dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học, khu công nghiệp, cao ốc văn phòng hay khu nhà tập thể…
  • => Rất dễ bùng phát dịch bệnh cúm.
Rửa tay thường xuyên - Phòng ngừa vi khuẩn
Rửa tay thường xuyên – Phòng ngừa vi khuẩn

Cách bảo vệ bản thân và môi trường làm việc

Các biện pháp thụ động:

    • Vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh trong đó phải rửa tay sạch thường xuyên
    • Tăng cường sức khỏe bằng nghỉ ngơi và vận động hợp lý
    • Khi có dấu hiệu bị cúm phải đi khám kịp thời và cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác
    • Vệ sinh môi trường sinh sống, nơi làm việc:
      1. Môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng khí, điều hòa không khí
      2. Trang bị thiết bị bảo hộ, bảo vệ đáp ứng nhu cầu
      3. Sử dụng trang thiết làm sạch: máy hút bụi, máy phun vệ sinh vệ sinh dịch tễ,…
      4. Nâng cao sức khỏe, tạo tinh thần thoải mái trong làm việc
      5. Các trang thiết bị sản xuất cần được vệ sinh, làm sạch bụi, tránh bám khuẩn

Phòng ngừa chủ động:

    • Tiêm ngừa bằng vắc xin cúm ngay khi có thể.
    • Vắc xin cúm được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em
    • Người bị dị ứng với trứng gà hay thịt gà thì không nên tiêm vắc xin cúm, do có khả năng bị dị ứng
    • => Khoảng 2 tuần sau chủng ngừa, cơ thể sẽ tạo được đầy đủ kháng thể bảo vệ giúp phòng ngừa bệnh cúm

Kết luận

  • Bệnh cúm là sốt cao, ho, đau họng, đôi khi gây nhầm lẫn như bệnh cảm lạnh
  • Bệnh cúm sẽ nặng nề hơn cảm lạnh như đau nhức đầu, đau nhức cơ, cần phải đến ngay bệnh viện
  • Đặc biệt các biện pháp cách ly tốt nhất cho người bệnh

 

 

Bài viết liên quan: