Cần kiến thức chuyên môn đa phần là khối kiến thức về cơ khí, gia công sản phẩm. Các kiến thức về kỹ năng thiết kế, tạo ra sản phẩm, thiết kế chi tiết máy và mô hình máy. Đặc biệt kiến thức về tổ chức quy trình sản xuất, vận hành quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm tạo ra.

Chế tạo máy – Cho một hoạt động sản xuất

1. Ngành công nghệ chế tạo máy là gì?

  • Có tên gọi khác là ngành cơ khí chế tạo máy (Manufacturing Engineering)
  • Ngành có vai trò tham gia trong hoạt động sản xuất ra các sản phẩm cơ khí
  • Các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo ra các sản phẩm(Cơ khí)
  • Đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể

2. Công việc và việc làm ngành công nghệ chế tạo máy

  • Nhu cầu lao động của ngành công nghệ chế tạo máy là khá lớn
  • Đặc biệt là trong hầu hết các nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí ở khắp nơi trên Việt Nam cũng như thế giới
  • Các vị trí công việc: vận hành quy trình sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, thiết kế chi tiết cơ khí, thiết kế máy.
che-tao-may-cac-chi-tiec-co-khi
Công nghệ chế tạo máy luôn phải giải quyết các quy trình tổ chức sản xuất đảm bảo sản xuất

3. Tham gia lập quy trình gia công và tổ chức sản xuất cơ khí

  • Ngành công nghệ chế tạo máy có liên quan mật thiết thế ngành Cơ khí,
  • Hầu như các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của ngành cơ khí đều là nền tảng cần thiết cho ngành Công nghệ chế tạo máy.
  • Nhắc đến cơ khí là nhắc đến việc gia công các vật liệu cơ khí để tạo ra các sản phẩm cơ khí mong muốn

Vậy thì có sự khác biệt nào giữa cơ khí và ngành công nghệ chế tạo máy?

  • Những sản phẩm cơ khí này thường được xét ở góc độ từng chi tiết cố định.
  • Nhưng các sản phẩm cơ khí không phải chỉ gia công một lần là hoàn thiện, mà phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau,
  • liên quan tới rất nhiều bộ phận, nhiều nhân công khác nhau.
  • Mỗi công đoạn lại có nhiều phương pháp gia công khác nhau để chọn lựa.

Ở các nhà máy lớn, khi số lượng sản phẩm cần gia công là cực lớn, thì yêu cầu đặt ra là:

  • Xây dựng được quy trình gia công tối ưu nhất
  • Tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao
  • Năng suất lao động cao phù hợp
  • Hiệu quả kinh tế cao, mang lại lợi nhuận
  • Am hiểu tường tận các vấn đề kỹ thuật cơ khí
  • Điều này không hề đơn giản, đòi hỏi phải am hiểu tốt nhiều lĩnh vực khác nhau

Chuyên ngành cơ khí chế tạo máy được hình thành để chuyên giải quyết vấn đề khó khăn trên

che-tao-may-ho-tro-trong-cong-nghiep
Thiết kế các bản vẽ kỹ thuật cơ khí

4. Chế tạo máy tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm cơ khí

Khi mà chuyên môn kỹ thuật sâu hơn

  • Các sản phẩm cơ khí không chỉ đơn thuần là một khối cố định nữa, mà còn nhiều chi tiết cơ khí nhỏ lẻ được ráp, lắp với nhau
  • Các chi tiết này có mối liên hệ với nhau về mặt tiếp xúc, lại có tác động chuyển động tương tác với nhau

Để tạo ra được các sản phẩm này

  • Phải có một tư duy tổng thể về hệ thống cơ khí, về truyền động, về lắp ghép
  • Đặc biệt các chi tiết còn bị ảnh hưởng bởi tác động lực trong quá trình hoạt động, làm cho chi tiết bị phá vỡ.
  • Những vấn đề trên được giải quyết bởi ngành công nghệ chế tạo máy

Thiết kế các bản vẽ kỹ thuật cơ khí luôn là kỹ năng áp dụng hàng ngày trong công việc

 

Bài viết liên quan: