Tiếp xúc ngắn hạn với ô nhiễm bụi thấp cũng làm tăng nguy cơ ngừng Tim

Tiếp xúc ngắn hạn với ô nhiễm không khí có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim đột ngột cao hơn, đặc biệt là ở những người lớn tuổi, theo một nghiên cứu được công bố trong tháng 1/2020.

Được công bố trên tạp chí The Lancet , chỉ ra rằng mức độ ô nhiễm không khí thấp vẫn có thể làm tăng khả năng ngừng tim.

Họ xem xét các dữ liệu từ các phòng cấp cứu và số liệu ô nhiễm không khí liên quan đến bụi dạng hạt PM ở Nhật Bản trong hai năm.

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm giống như hút một gói thuốc lá một ngày.

Bụi hạt PM hay ô nhiễm hạt là gì?

  • Hỗn hợp của các giọt không khí rắn và lỏng
  • Các hạt, được tạo thành từ bụi, bụi bẩn, bồ hóng hoặc khói, có nguồn gốc từ:
    1. Công trường xây dựng.
    2. Đường không trải nhựa.
    3. Cánh đồng, khói hoặc lửa, và có thể chứa các hóa chất khác nhau.
  • Nhưng hầu hết các hạt là hỗn hợp các chất ô nhiễm từ nhà máy điện, khí thải từ công nghiệp và từ xe cộ
  • Bụi PM2.5 hoặc vật chất hạt siêu nhỏ, nó có thể di chuyển sâu vào phổi khi hít và từ phổi đi vào máu

Ngừng tim do nồng bụi

  • Các rối loạn điện khiến tim đột nhiên ngừng đập
  • Có thể ngừng tim đột ngột là nhồi máu cơ tim
  • 98,5% các trường hợp ngừng tim xảy ra, dù nồng độ PM2,5 thấp hơn tiêu chuẩn của Nhật Bản và Hoa Kỳ: 35 microgam/
  • Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới là 25 microgam/
  • Các nhà nghiên cứ thấy rằng cứ tăng 10 microgam trên mét khối trong PM2.5, thì nguy cơ ngừng tim tăng lên 1-4%
  • Không có sự khác biệt đáng kể PM2.5 ảnh hưởng lên Nam và Nữ
  • Đối với những bệnh nhân trên 65 tuổi tỷ lệ ngừng tim tăng cao hơn
Khẩu trang chuyên dụng – Giúp bạn giảm được bụi, bẩn, virus đi vào bằng đường hô hấp

Các nhà nghiên cứu chỉ ra sự gia tăng ô nhiễm không khí

Các nhà nghiên cứu chỉ ra sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các thành phố của Úc sau khi những đám cháy lớn tàn phá đất nước.

 

Giáo sư Kazuaki Negishi, giáo sư tại Đại học Y khoa Sydney và là tác giả cao cấp của nghiên cứu, cho biết: những phát hiện này hỗ trợ cho các bằng chứng cho thấy “không có mức độ ô nhiễm không khí an toàn”.

 

Negishi nói thêm rằng “xu hướng làm ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng – từ việc gia tăng số lượng ô tô cũng như thảm họa như cháy rừng – tác động đến các vấn đề tim mạch cũng phải được tính khi thống kê dữ liệu sức khỏe, cùng với các bệnh về đường hô hấp và ung thư phổi. ”

 

Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia ước tính rằng hơn 100.000 trường hợp tử vong sớm trong năm 2011 có liên quan đến phơi nhiễm ô nhiễm không khí.

 

Nghiên cứu được công bố bởi BMJ đã tìm thấy mối liên hệ giữa phơi nhiễm với ô nhiễm PM và nhập viện các vấn đề về hô hấp và tim mạch nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.

 

Một phân tích 30 năm của hơn 600 thành phố ở 24 quốc gia cho thấy sự gia tăng ô nhiễm không khí có liên quan đến sự gia tăng các trường hợp tử vong do các vấn đề sức khỏe do không khí.

 

Bài viết liên quan: