Nồng độ bụi mịn trong không khí

Nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời thường tăng khi không khí bị tù đọng (rất ít gió và không khí ít được hòa trộn).

Khi khói bụi không được gió thổi đi, hoặc khi gió đưa không khí ô nhiễm từ nơi khác tới.

Khi nồng độ bụi PM2,5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm (tương tự như khi độ ẩm cao hoặc sương mù).

Bảng đo chỉ số nồng độ bụi

Theo bảng quy đổi giá trị AQI

  • Chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt (0 – 50), các chuyên gia đánh giá không ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Mức trung bình (51 – 100) khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài
  • Kém (101 – 200) nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài
  • Mức xấu (201 – 300) nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài
  • Nguy hại (trên 300) khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà

Nồng độ bụi mịn ở mức nghiêm trọng là bao nhiêu?

  • Nồng bụi được các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới chọn đơn vị là Microgram/m3
  • Với nồng độ bụi mịn 100 microgram/m3 là ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Các nghiên cứu đã cho thấy mức độ bụi mịn giảm 10μg/m3 thì giảm 15% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
  • Một khu vực rộng 50 km2 (tương đương bán kính 4km )cao 100m sẽ chịu ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng
Các triệu chứng nhận biết về ô nhiễm không khí

Nhận biết các dấu hiệu cơ thể bị nhiễm không khí ô nhiễm

  • Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe chung của mỗi người
  • không khí ô nhiễm có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dài hạn và ngắn hạn khác nhau.
  • Những triệu chứng này sẽ biến mất khi chất lượng không khí được cải thiện
  • Ngay cả ở người khỏe mạnh, cũng có thể gặp các triệu chứng như:
    1. Kích ứng mắt, da, mũi.
    2. Cổ họng; ho, khạc đàm.
    3. Tức ngực, khó thở.

Hít thở phải bụi mịn mỗi ngày và  môi trường ô nhiễm là gì?

  • Năm 2016, WHO ước tính ô nhiễm không khí xung quanh (ngoài trời) ở cả thành thị và nông thôn gây ra 4.2 triệu người tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm
  • Có mối liên quan chặt chẽ giữa tiếp xúc với nồng độ cao của bụi (PM10 và PM2.5) và tăng tỷ lệ tử vong hoặc bệnh tật, cả tiếp xúc hàng ngày và theo thời gian.
  • Những người tiếp xúc với bụi mịn trong một thời gian dài có nhiều vấn đề về tim và phổi hơn những người không hít phải loại ô nhiễm không khí này.
  • Ngược lại, khi nồng độ bụi mịn giảm, tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan cũng sẽ giảm.
  • Các nghiên cứu đã cho thấy mức độ bụi mịn giảm 10ug/m3 thì giảm 15% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
  • Ô nhiễm bụi mịn có thể tác động đến sức khỏe ngay cả khi ở nồng độ thấp.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe – Bảo vệ môi trường trồng nhiều cây xanh và xả thải theo quy định

Làm gì để bảo vệ sức khỏe, hạn chế tối đa tác động của ô nhiễm bụi, ô nhiễm không khí?

 

Bài viết liên quan: