Mùi sơn xịt có độc hại không?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thấy những nơi phun sơn xịt thẳng ra môi trường và không có thiết bị bảo hộ: như sắt thép, gỗ,…

Khi đi ngang có mùi sơn thơm, nếu hít lượng ít, chúng rất nguy hiểm khi tiếp xúc quá nhiều.

Vẫn còn một số doanh nghiệp, xem nhẹ việc sơn phủ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống xung quanh, vì những hạt bụi sơn mịn.

Hãy tham gia bài viết phân tích sao, để hiểu rõ hơn về tác hại của mùi sơn xịt có độc hại không.

Sơn ứng dụng trong gỗ và các ngành nghề khác

Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc bụi sơn

  • Phải nhập viện cấp cứu sau khi hít sơn với các triệu chứng như:
    1. Buồn nôn, nôn ói.
    2. Đau đầu, chóng mặt.
    3. Bủn rủn chân tay.
  • Hai đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe: thợ sơntrẻ nhỏ
  • Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo việc tiếp xúc sơn tường thường xuyên có nguy cơ gây ung thư phổi
  • Các chất hữu cơ dể bay hơi trong sơn sẽ gây các triệu chứng kích thích mắt, mũi họng
  • Một số bệnh nhân mắc bệnh như: gây viêm gan, bệnh cảnh não cấp và ức chế tủy xương

Hầu hết các loại sơn điều độc hại

  • Sơn công nghiệp đều sử dụng rất nhiều dung môi, hóa chất và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
  • Vì thế mà khi tiếp xúc với các loại sơn này chúng ta sẽ hít phải các loại khí độc này qua đường hô hấp
  • Các chất độc này cũng có thể hấp thụ qua da, gây hại nghiêm trọng đối với cơ thể
  • Gây nhiễm độc cho máu – một tình trạng vô cùng nguy hiểm cho tính mạng

Khi phun sơn có thể gặp tác hại sau

  • Nhiều loại sơn công nghiệp chứa các hoạt chất gây cháy nổ… khi bị va đập hoặc tiếp xúc với nhiệt gây nguy hại cho người sơn
  • Bên cạnh đó sơn công nghiệp còn có chứa nhiều chất phụ gia và dung môi dễ bay hơi nên trong quá trình pha và phun sơn có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và có thể gây nên bệnh hen xuyễn, viêm xoang, viêm phổi
  • Các loại dung môi không an toàn có trong sơn công nghiệp còn có đặc tính dễ bị hấp thu vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da rồi sau đó đi vào máu… sẽ gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt cho người tiếp xúc
  • Khói sơn cũng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói sơn đặc biệt là thợ sơn chuyên nghiệp rất dễ bị ung thư phổi và tổn thương hệ thống thần kinh trung ương
  • Phụ nữ mang thai phải tiếp xúc với sơn có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Và tình trạng dị tật nặng hay nhẹ cũng phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc như thế nào
Khi sơn nhà cần 5 đến 10 ngày mới vô ở được

Biện pháp phòng ngừa và hạn chế

  • Lựa chọn nguồn sơn chất lượng có thương hiệu nguồn gốc rõ ràng
  • Khi bị sơn dính vào da phải rửa bằng nước hoặc xà phòng
  • Người sử dụng máy phun sơn, sơn tay cần có đồ bảo hộ lao động mũ, gang tay,…
  • Người lao động tiếp xúc trực tiếp với sơn cần tuân thủ chế độ bảo hộ lao động.
  • Nếu sơn dính vào mắt hãy đi rửa với vòi nước chảy từ 15-30 phút, nhắm mắt lại, chờ xem cấp cứu đến.
  • Nếu nuốt sơn cần cho uống ít nước hay sữa và chuyển ngay bệnh viện để được theo dõi và điều trị
  • Khi sơn nhà hay các vật dụng trong nhà, cần mở cửa thoáng mát cho sơn mau khô
  • Nhà mới sơn xong không được vào ở ngay mà mở thoáng cửa và chỉ vào ở sau 5-10 ngày

Kết luận

  • Sơn có tầm quan trọng không nhỏ trong việc duy trì cái đẹp và độ bền cho không gian nội thất, ngoại thất
  • Bên cạnh những tác dụng to lớn này thì sơn cũng có không ít nghững tác hại, gây ảnh hưởng xuất tới sức khỏe của con người
  • Phun sơn cần vệ sinh sạch sẽ sau khi phun
  • Cần mua những hệ thống phòng phun sơn chất lượng đảm bảo vừa an toàn cho người lao động
  • Vừa đảm bảo cho chất lượng công trình

Bài viết liên quan: