Hút bụi công nghiệp Ngành Đúc

Trong nhiều năm trở về đây rất nhiều công ty phải phá sản vì các ngành phát triển và những quy định mới về môi trường và chuyển sang các lĩnh vực công nghệ mới như: CNTT, Ngân Hàng, Dịch Vụ,…

Ngày công nghiệp đúc đối mặt với những nguy cơ sản xuất lạc hậu và môi trường được kiểm soát khắc khe của những ủy ban kiểm soát về ô nhiễm khác nhau.

Những nguồn bụi cần kiểm soát – Ngành đúc công nghiệp

Những nguồn bụi cần được kiểm soát trong lúc sản xuất

  • Ô nhiễm phổ biến được kiểm soát trong phân xưởng đúc là bụi lơ lửng, CO, SO2, Nox,…
  • Bụi lơ lửng (SPM) là một vấn đề chính, nó xuất hiện ở tất cả các khâu sản xuất
  • Khối lượng bụi lơ lửng trên một thể tích không khí thông thường được phân loại:  thành phần và hình thái
  • Ví dụ, ảnh hưởng độc hại của bụi silic ít hơn, những nơi bụi kim loại chứa Ni, Cr, sợi amiang… thì được quan tâm nhiều hơn
  • Những hóa chất hữu cơ bay hơi độc hại (VÓC- Volatile organic compound) nhau cũng tỏa ra từ xưởng làm khuôn và lõi
Ô nhiễm từ bụi cát – Khi đúc khuôn

Nguồn ô nhiễm phổ biến ở xưởng đúc

  • Nguồn ô nhiễm độc hại được phát thải ở khu vực làm khuôn và lõi, nấu, rót và mài ở xưởng đúc
  • Cả bụi lơ lửng và hóa chất bay hơi đều xuất hiện ở xưởng làm khuôn và mẫu
  • Từ khi cát Silica được dụng rộng rãi cho việc làm khuôn và lõi, bụi silica là một loại phổ biến ở khu vực này
  • Một loại bụi khác là sét và khoáng, phụ gia cũng là nguồn ô nhiễm
  • Tiếp xúc của công nhân trong thời gian dài với Silica và những bụi khoáng khác dẫn tới bệnh bụi phổi silic…
Những công việc gây bụi ô nhiễm khi đúc

Làm gì để giảm để giảm lượng bụi lơ lửng trong xưởng

  • Hệ thống thông gió hiệu quả, hiện đại để giảm lượng ô nhiễm
  • Hệ thống xử lý, hút bụi đúc phù hợp
  • Chụp hút tại những vị trí trộn cát rất hiệu quả để giảm hàm lượng bụi lơ lửng tại xưởng làm khuôn/lõi
  • Sử dụng lò cảm ứng để nấu nóng chảy kim loại
  • Kiểm tra hàm lượng bụi lơ lửng phụ thuộc vào yếu tố như:
    1. Độ mịn của cát.
    2. Hệ thống vận chuyển cát và những nguyên liệu khác.
    3. Việc ngăn bụi trong công đoạn trộn cát.

Các công việc gây bụi trong xưởng đúc

  1. Làm sạch cát, chứa bụi rất mịn và bụi từ quá trình này.
  2. Trộn cát nền và phụ gia để định dạng hỗn hợp nguyên liệu, đây là giai đoạn chủ yếu làm tăng lượng bụi lơ lửng.
  3. Chất kết dính lỏng, phụ gia được cho vào thùng trộn thì phát sinh bụi.
  4. Chất xúc tác dạng khí. vì nó rất độc và phát tán rất nhanh vào môi trường.
  5. Việc làm sạch khuôn và lõi cũng phát sinh hóa chất bay hơi, bụi.
Nguồn ô nhiễm khi nấu kim loại

Nguồn ô nhiễm nguy hiểm trong xưởng nấu chảy kim loại

Đốt cháy nguyên liệu

    • Sử các nguyên liệu đốt kém chất lượng sinh ra khói và các khí gas khác độc hại
    • Đốt cháy không hết nhiên liệu sinh ra khí Carbon Monoxide (CO), loại khí làm thay đổi lượng Carboxy –Homoeoglobin độc hại trong cơ thể
    • Vì giá thành cao nên các công ty nhỏ không có khả năng đầu tư lò cảm ứng

Quá trình tiếp nhiên liệu

    • Khi dùng lò hồ quang
      • Khói xuất phát từ việc nung nguyên liệu, từ điện cực và từ những hợp kim, phụ gia làm hoàn nguyên
      • Vì dòng đối lưu của kim loại lỏng phía trên lò, nên bụi ô xít mịn cũng phát tán vào trong môi trường xưởng
      • Sử dụng lò cảm ứng là lựa chọn tốt nhất để giảm ô nhiễm trong xưởng nấu
    •  Vận chuyển phế liệu
      • Cũng là một nguồn gây bụi lơ lửng trong xưởng nấu.
      • Hệ thống hút khí phía trên kim loại trong lò là xu hướng hiện nay để giảm ô nhiễm từ quá trình nấu chảy
    • Xưởng đổ khuôn
      • Là một nơi có nguy cơ cao, nhiều loại khí gây ô nhiễm cao được phát thải
      • Để giảm ô nhiễm ở xưởng rót là lắp đặt hệ thống hút khí hiệu quả phía trên khu vực rót
    • Khu vực mài
      • Cả ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn cần được quan tâm đặc biệt
      • nhiều hoạt động mài và hàn được thực hiện ở đây: bụi kim loại, oxit, khí độc, tiếng ồn cao từ việc mài
      • Mài vật đúc thép hợp kim có thể làm xuất hiện bụi kim loại mịn chứa Ni, Cr… đây là những kim loại độc hại
      • Bụi silica xuất hiện trong khi mài vật đúc kim loại đen, vì cát silica bám rất chặt vào bề mặt vật đúc
      • Bụi xỉ, vảy sắt cũng có thể phát tán trong khi mài vì lý do tương tự
    • Cắt bằng hồ quang, khí oxy-gas, hàn rất thường được sử dụng ở xưởng mài làm phát sinh khí độc
    • Có thể làm giảm được bằng các phương pháp cần thiết

Kết luận

  • Cần có các biện pháp huy hoạch nơi sản xuất, làng nghề,…
  • Nhà nước về mặt thể chế, chính sách để làng nghề phát triển bền vững
  • Giáo dục nâng cao ý thức hiểu biết về cái giá phải trả do ô nhiễm môi trường gây ra
  • Chung tay, nhận thức, thay đổi hành vi để bảo vệ nơi mình sống
  • Tiếp cận với những giải pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại sạch hơn
  • Phòng ngừa phát sinh chất thải và biện pháp xử lý chất thải
  • Hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất ngành đúc

 

Bài viết liên quan: