Nguồn gốc phát sinh bụi xi măng là từ các công đoạn sản xuất xi măng từ các nhà máy. Bụi có dạng rất mịn, bay lơ lửng trong không khí rất dễ gây bệnh về đường hô hấp đối với người tiếp xúc hít phải.

  • Hơn nữa chính vì tồn tại ở dạng bụi mịn nên khả năng phát tán đi rất xa và gây ảnh hưởng tới đời sống dân cư xung quanh nhà máy
  • Vì tính chất kết dính khi tác dụng với nước nên xi măng được xếp vào loại chất kết dính thủy lực
Các quá trình gây bụi – Trong sản xuất xi-măng

Quy trình sản xuất xi măng gồm 6 giai đoạn chính:

  1. Khai thác mỏ.
  2. Gia công nguyên liệu.
  3. Nghiền và sấy phối liệu sống.
  4. Nung Clinker.
  5. Nghiền xi măng thành hạt nhỏ.
  6. Đóng gói sản phẩm.
  • 5 giai đoạn trên đều phát sinh ra khí thải độc hại là bụi xi măng.

  • Tùy thuộc vào tính chất của mỗi giai đoạn mà bụi xi măng có thành phần nồng độ và kích thước khác nhau.

1.Xi măng Portland.

Tùy theo hàm lượng đá phụ gia nghiền mà thành phần các oxit chính trong xi măng thay đổi trong khoảng sau:

  • CaO = 50 – 60 %
  • SiO2 = 20 – 30 %
  • Fe2O3 = 3 – 15 %
  • Al2O3= 5 – 20 %
  • SO3 = 2 – 4 %

Ngoài ra còn có một số các oxit khác ở hàm lượng nhỏ : MgO, Na2O, K2O ( Hàm lượng MgO 5%, tổng hàm lượng kiềm không vượt quá 2% )

2. Xi măng Portland hỗn hợp:

PCBClinker xi măng là sản phẩm nung đến kết khối của hỗn hợp nguyên liệu đá vôi đất sét theo các mô đun hệ số phù hợp

Để tạo được các thành phần khoáng theo mong muốn. Trong Clinker có 4 khoáng chính và hàng loạt các khoáng khác:

  • Alit C3S hàm lượng 45 – 60%
  • Bêlit C2S hàm lượng 20 – 30%
  • Alumin canxi C3A hàm lượng 5 – 15%
  • Alumôferit canxi C4AF hàm lượng 10 – 18%
  • Pha thủy tinh, hàm lượng từ 15 – 30%
  • Trong xi măng PCB, Clinker chiếm đến 60%

Các vấn đề về ô nhiễm của bụi xi măng:

  • Bụi xi măng sinh ra trong quá trình sản xuất có kích thước hạt bụi rất nhỏ (nhỏ hơn 3µm) lơ lửng trong khí thải, khi hít vào phổi rất dễ gây bệnh về đường hô hấp
  • Đặc biệt khi hàm lượng SiO2 tự do lớn hơn 2% có khả năng gây bệnh silicon phổi, một bệnh được coi là bệnh nghề nghiệp nguy hiểm và là phổ biến nhất của công nghiệp sản xuất xi măng
  • Đồng thời bụi xi măng theo gió phát tán ra xa sẽ lắng xuống mặt nước, mặt đất làm suy thoái đất trồng, ô nhiễm nguồn nước gây hại lớn cho sinh vật
  • Bụi xi măng trong không khí thật sự là vấn đề nan giải nhất đối với ngành công nghiệp sản xuất xi măng
  • Bụi phát sinh trong hầu hết các giai đoạn sản xuất

Lượng bụi tạo thành trong quá trình khai thác được thống kê như sau:

  • 0,4kg bụi/tấn đá trong công đoạn nổ mìn từ khai thác đá hộc
  • 0,14kg bụi/tấn đá nghiền khô và 0.009 theo phương pháp ướt
  • 17kg bụi/tấn đá khi vận chuyển
  • Bụi đất, than khi vào phổi, nguy hại đến sức khỏe

3. Để sử dụng hợp lý các thiết bị lọc bụi cần cân nhắc đến các yếu tố

  • Kích thước hạt bụi
  • Tiêu chuẩn xả thải
  • Nhiệt độ của dòng khí thải
  • Điều kiện vận hành
  • Nồng độ ban đầu,…

Ưu điểm khi sử dụng công nghệ:

  • Công nghệ phù hợp với đặc điểm tính chất của nguồn thải
  • Cấu tạo đơn giản hiệu suất lọc bụi rất cao nồng độ sau xử lý đạt tiêu chuẩn

Nhược điểm khi sử dụng công nghệ:

  • Đòi hỏi những thiết bị tái sinh vải lọc và thiết bị rũ lọc
  • Nhân công vận hành lắp đặt phải có tay nghề cao
  • Chi phí đầu tư tương đối lớn

Liên hệ ngay Công ty KTCN Đồng Tâm để  được tư vấn khắc phục bụi xi măng.

Thông tin liên hệ với chuyên gia tư vấn

Hotline: +84 28 3773 4328 – 085 366 4826 ( Ms.Quân )

Email: info@dtengineering.vn

Địa chỉ: KP1 – Nguyễn Văn Quỳ – Phường Tân Thuận Đông – Quận 7 – HCM

 

 

Bài viết liên quan: