Theo số liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.

  1. Không khí sạch là một yêu cầu cơ bản của sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
  2. Chính vì vậy, WHO đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các ban ngành liên quan ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí
  3. Tìm ra các giải pháp để bảo vệ cộng đồng khỏi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sức khỏe.

Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện của WHO tại Việt Nam:

  • Ô nhiễm không khí hiện đang ở mức nguy hiểm tại nhiều nơi trong khu vực châu Á.
  • Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng cứ 9/10 người trên thế giới đang hít thở không khí có nồng độ chất gây ô nhiễm cao,
  • 7 triệu người chết trẻ trên toàn cầu do ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí đe dọa tất cả mọi người

  • Những người nghèo nhất và những người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn cả.
  • Nếu chúng ta không hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của WHO

  • Các hạt bụi mịn trong không khí bị ô nhiễm xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch.
  • Trong số 2,2 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí ở khu vực Tây Thái bình dương
  • Năm 2016, 29% là do bệnh tim, 27% do đột quỵ, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 14% do ung thư phổi và 8% do bệnh viêm phổi.

Ngày càng nhiều quốc gia triển khai hành động

  • Cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí bên ngoài của WHO hiện bao gồm dữ liệu của hơn 4.300 thành phố trên 108 quốc gia.
  • Đây là cơ sở dữ liệu toàn diện nhất thế giới về ô nhiễm không khí bên ngoài.
  • Cơ sở dữ liệu này thu thập nồng độ trung bình hàng năm của các hạt bụi mịn (PM10 và PM2.5). PM2.5 bao gồm các chất gây ô nhiễm như sun-phát, ni-tơ-rát và bụi các-bon, gây ra nguy cơ lớn nhất cho sức khỏe con người.
  • WHO khuyến cáo các quốc gia cắt giảm ô nhiễm không khí xuống tới mức trung bình hàng năm là 20 μg/m3 đối với PM10 và 10 μg/m3 đối với PM2.5.
  • Theo cơ sở dữ liệu của WHO, trong năm 2016, nồng độ trung bình PM10 là 102.3 μg/m3 và PM2.5 là 47.9 μg/m3ở Hà Nội.
  • Trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ trung bình PM10 là 89.8 μg/m3 và PM2.5 là 42 μg/m3.

o-nhiem-khong-khi-bi-ung-thu

Tiến sỹ Maria Neira, Giám đốc của Ban Các yếu tố xã hội và môi trường ảnh hưởng tới Sức khỏe cộng đồng của WHO chia sẻ:

  • Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã vượt quá 5 lần mức khuyến cáo của WHO về chất lượng không khí.
  • Điều này gây ra nguy cơ rất cao đối với sức khỏe con người.
  • Chúng ra có thể thấy chính phủ các nước ngày càng quan tâm tới thách thức sức khỏe cộng đồng toàn cầu này.
  • Số lượng các thành phố đang thu thập số liệu ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng.
  • Điều đó cho thấy sự cam kết đối với việc theo dõi và đánh giá chất lượng không khí.

Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu bao gồm:

  • Hoạt động giao thông
  • Sản xuất công nghiệp.
  • Xây dựng và dân sinh.
  • Nông nghiệp và làng nghề.
  • Xử lý và chôn lấp chất thải.

Ô nhiễm không khí không phân biệt biên giới.

Việc cải thiện chất lượng không khí đòi hỏi những hành động mang tính lâu dài.

Share by: http://www.wpro.who.int

Bài viết liên quan: